Quốc gia số 1 về mắc-ca: Nam Phi không ăn may
Dù hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng, Nam Phi lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu mắc-ca chỉ sau 15 năm...
Nam Phi gặp nhiều khó khăn khách quan, nhưng họ đã thấy tiềm năng thị trường mắc-ca từ chục năm trước, tập trung phát triển để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Trước khi các đoàn của Việt Nam đến dự hội nghị phát triển mắc-ca thế giới lần thứ 7 tại Nam Phi (từ ngày 11 - 13/8/2015), ông Martin Novak, cố vấn chương trình phát triển mắc-ca của LienVietPostBank đã đến trước và khảo sát độc lập.
“Bạn đi theo chương trình định sẵn, dĩ nhiên người ta sẽ đưa đến những mô hình thành công, những điển hình hiệu quả. Như vậy mới chỉ một mặt”, ông nói với VnEconomy. “Cần nhìn thêm ở những khó khăn và thất bại của họ nữa, để thấy rõ hơn bức tranh phát triển mắc-ca tại đây”.
Hai trở ngại lớn
Số liệu thống kê năm 2000 dẫn, Nam Phi chỉ có khoảng 15% diện tích đất có thể trồng trọt, khoảng 3% được xem là đất tốt. Phần lớn diện tích khô cằn và hoang hóa gắn với đặc thù lượng mưa hàng năm rất thấp, chỉ khoảng 400 - 500 ml (trong khi Việt Nam bình quân 1.500 ml).
Theo đánh giá của ông Martin, khó khăn lớn nhất của Nam Phi khi trồng mắc-ca là nguồn nước. Trực tiếp nhất, hàng năm các chủ vườn phải trả quyền sử dụng nước theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài nguyên.
Để khắc phục hạn chế nguồn nước, cải tạo thổ nhưỡng cho phù hợp với mắc-ca, các trang trại đều tập trung đầu tư và ứng dụng hệ thống tưới tiêu tích hợp bón phân, tự động hóa đến từng gốc cây, mà các chủ vườn Australia phải ngỡ ngàng và thán phục khi mục sở thị.
Hay như cách ví von của một vị khách tham quan: “Họ chăm mắc-ca như chăm em bé vậy”.
Nhưng, chi phí đầu tư cho hệ thống đó có thể lên tới 2.000 USD/ha, và chỉ phù hợp với những khu vườn quy mô khoảng 100 ha với địa hình bằng phẳng. Nhiều khu vườn quy mô từ 350 - 500 ha vẫn phải sử dụng lượng lao động khá lớn để vận hành tưới tiêu, chăm sóc thủ công, thường cố định từ 100 - 120 người.
Chi phí nhân công tạo Nam Phi khá thấp, chỉ khoảng 150 - 200 USD/người/ tháng lao động thủ công; với lao động chuyên môn phổ biến 300 - 500 USD/tháng. Tưởng như đây là lợi thế rất lớn và tốt cho phát triển mắc-ca tại Nam Phi, nhất là so với những quốc gia hàng đầu về ngạch sản xuất này như Australia với mức lương tương tự từ 2.000 - 4.000 USD/tháng.
Nhưng thực tế đó không hẳn là lợi thế nguyên tốt. Nhân công lại chính là khó khăn lớn thứ hai đối với phát triển mắc-ca tại Nam Phi.
Qua khảo sát thực tế, ông Martin cho biết đã tìm đến những khu vườn, những mô hình thất bại. Một lý do là các chủ vườn trồng manh mún, không quản lý tốt chế độ chăm sóc hoặc đầu tư xứng đáng để cải tạo đất. Nhưng lý do lớn hơn, họ thất bại trong tổ chức và quản lý lao động.
“Các chủ vườn phải đối diện với thực tế, có những lao động “tính toán” chỉ cần thu hoạch trộm một lần đã bằng chục ngày công rồi. Tôi nhận thấy cả tình trạng làm việc đối phó, thậm chí chống đối người quản lý nữa. Hay tại một nhà máy chế biến, số công nhân chết vì nhiễm HIV thời gian qua lên tới cả trăm người. Đây thực sự là những vấn đề đối với các ông chủ”, ông Martin dẫn.
Bởi lẽ, vấn đề trên ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, đào tạo tay nghề và cả ý thức của người lao động, mà liên quan là việc quản lý chăm sóc vườn, sản xuất của nhà máy. Điều này giải thích vì sao mức độ cơ giới hóa trong phát triển mắc-ca tại Nam Phi rất cao, thay vì dựa vào lợi thế chi phí nhân công thấp.
Có lãi mới làm
Khảo sát các mô hình tại Nelspruit và thung lũng Barberton, chi phí đầu tư trồng mắc-ca bình quân khoảng 6.000 USD/ha. Phần lớn tập trung cho tưới tiêu, cải tạo đất và cơ giới hóa. Trong khi chi phí nhân công thấp, chi phí giống cũng khá thấp với khoảng 3 - 3,5 USD/cây.
Với quy mô đầu tư đó, sở hữu 110 ha, đang phát triển thêm 50 ha mới, chủ vườn Martin de Kock tại Nelspruit nói: “Phải có lãi mới làm, mới mở rộng thêm. Trong 5 năm tới chúng tôi không lo ngại về vấn đề đầu ra và giá cả”.
Mức giá bình quân bán tại vườn ở khoảng 4 USD/kg tùy loại. Có được mức này, theo các chủ vườn, họ ủy thác cho hiệp hội chuyên trách đàm phán với các nhà máy. Mỗi năm, sản lượng bình quân các vườn đạt từ 4-4,5 tấn/ha, có vườn đạt 6 tấn/ha tùy tuổi cây và giống.
Thông thường, phát triển mắc-ca tại Nam Phi mất 6-7 năm để thu hồi vốn. Mô hình chủ yếu triển khai theo các hộ gia đình lớn của người da trắng, có tiềm lực vốn, quản lý và giám sát trực tiếp, cùng khả năng tích tụ đất đai lớn.
Khoảng chục năm gần đây, cú hích mắc-ca tại Nam Phi là nguồn lực đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ Australia. Cú hích không chỉ về vốn, quan trọng hơn là đi tắt về kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ. Điều này đưa Nam Phi lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu mắc-ca chỉ sau 15 năm, trong khi Australia - quê hương của loại cây này - từng mất tới 40 năm để xây dựng.
Theo GS. Hoàng Hòe, người đã hàng chục năm nghiên cứu và mong muốn phát triển mắc-ca tại Việt Nam, Nam Phi không ăn may khi có tốc độ phát triển nhanh chóng đó.
“Họ đã nhìn thấy tiềm năng thị trường, giá trị kinh tế của cây mắc-ca từ chục năm trước để tập trung làm. Nên thành quả hiện nay của họ không có gì là đáng bất ngờ”, GS. Hòe nói.
Nhưng, dường như có sự bất ngờ khi tại một quốc gia hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng như Nam Phi lại đạt được giá trị trên. Vậy, các quốc gia khác hoàn toàn có thể làm được, không riêng gì Việt Nam, và vì sao nhiều nước chưa hoặc không làm?
GS. Hòe phân tích: “Nhiều quốc gia như Nam Phi không thuận lợi về khí hậu thổ nhưỡng những vẫn trồng được và làm được, vì họ đầu tư nhiều cho cải tạo tự nhiên, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ”.
“Vấn đề đáng quan tâm hơn là vì sao phải đầu tư nhiều hơn như vậy mà vẫn có lãi với mắc-ca. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế khí hậu thổ nhưỡng, lợi thế thực sự về chi phí nhân công, thì chi phí đầu tư sẽ thấp hơn, hiệu quả, năng suất và chất lượng nếu làm bài bản sẽ cao hơn”, GS. Hòe lập luận.
Trong khi đó, ông Lê Văn Liền, Giám đốc dự án phát triển mắc-ca Lâm Đồng, lý giải thêm ở khía cạnh khác: “Các nước phát triển, với chi phí đất đai và nhân công cao, cùng với đặc thù thu hồi vốn dài, họ ưu tiên hướng chế biến và thương mại để có giá trị gia tăng cao hơn, thay vì trực tiếp trồng và mở rộng diện tích”.
Còn theo nhìn nhận của bà Lynne Ziehlke, Trưởng ban Phát triển thị trường của Hiệp hội Mắc-ca Australia, hiện nhiều quốc gia chưa biết đến hoặc vẫn còn hoài nghi về giá trị của loại cây này, nên chưa nhập cuộc.
“Nhiều người, như ở Việt Nam chẳng hạn, có tâm lý hoài nghi, không dám làm. Họ chờ xem ai đó làm ra sao cái đã. Mắc-ca khó phát triển tại những nơi mà tâm lý luôn hoài nghi như vậy”, bà Lynne Ziehlke nói.
Trước khi các đoàn của Việt Nam đến dự hội nghị phát triển mắc-ca thế giới lần thứ 7 tại Nam Phi (từ ngày 11 - 13/8/2015), ông Martin Novak, cố vấn chương trình phát triển mắc-ca của LienVietPostBank đã đến trước và khảo sát độc lập.
“Bạn đi theo chương trình định sẵn, dĩ nhiên người ta sẽ đưa đến những mô hình thành công, những điển hình hiệu quả. Như vậy mới chỉ một mặt”, ông nói với VnEconomy. “Cần nhìn thêm ở những khó khăn và thất bại của họ nữa, để thấy rõ hơn bức tranh phát triển mắc-ca tại đây”.
Hai trở ngại lớn
Số liệu thống kê năm 2000 dẫn, Nam Phi chỉ có khoảng 15% diện tích đất có thể trồng trọt, khoảng 3% được xem là đất tốt. Phần lớn diện tích khô cằn và hoang hóa gắn với đặc thù lượng mưa hàng năm rất thấp, chỉ khoảng 400 - 500 ml (trong khi Việt Nam bình quân 1.500 ml).
Theo đánh giá của ông Martin, khó khăn lớn nhất của Nam Phi khi trồng mắc-ca là nguồn nước. Trực tiếp nhất, hàng năm các chủ vườn phải trả quyền sử dụng nước theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài nguyên.
Để khắc phục hạn chế nguồn nước, cải tạo thổ nhưỡng cho phù hợp với mắc-ca, các trang trại đều tập trung đầu tư và ứng dụng hệ thống tưới tiêu tích hợp bón phân, tự động hóa đến từng gốc cây, mà các chủ vườn Australia phải ngỡ ngàng và thán phục khi mục sở thị.
Hay như cách ví von của một vị khách tham quan: “Họ chăm mắc-ca như chăm em bé vậy”.
Nhưng, chi phí đầu tư cho hệ thống đó có thể lên tới 2.000 USD/ha, và chỉ phù hợp với những khu vườn quy mô khoảng 100 ha với địa hình bằng phẳng. Nhiều khu vườn quy mô từ 350 - 500 ha vẫn phải sử dụng lượng lao động khá lớn để vận hành tưới tiêu, chăm sóc thủ công, thường cố định từ 100 - 120 người.
Chi phí nhân công tạo Nam Phi khá thấp, chỉ khoảng 150 - 200 USD/người/ tháng lao động thủ công; với lao động chuyên môn phổ biến 300 - 500 USD/tháng. Tưởng như đây là lợi thế rất lớn và tốt cho phát triển mắc-ca tại Nam Phi, nhất là so với những quốc gia hàng đầu về ngạch sản xuất này như Australia với mức lương tương tự từ 2.000 - 4.000 USD/tháng.
Nhưng thực tế đó không hẳn là lợi thế nguyên tốt. Nhân công lại chính là khó khăn lớn thứ hai đối với phát triển mắc-ca tại Nam Phi.
Qua khảo sát thực tế, ông Martin cho biết đã tìm đến những khu vườn, những mô hình thất bại. Một lý do là các chủ vườn trồng manh mún, không quản lý tốt chế độ chăm sóc hoặc đầu tư xứng đáng để cải tạo đất. Nhưng lý do lớn hơn, họ thất bại trong tổ chức và quản lý lao động.
“Các chủ vườn phải đối diện với thực tế, có những lao động “tính toán” chỉ cần thu hoạch trộm một lần đã bằng chục ngày công rồi. Tôi nhận thấy cả tình trạng làm việc đối phó, thậm chí chống đối người quản lý nữa. Hay tại một nhà máy chế biến, số công nhân chết vì nhiễm HIV thời gian qua lên tới cả trăm người. Đây thực sự là những vấn đề đối với các ông chủ”, ông Martin dẫn.
Bởi lẽ, vấn đề trên ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, đào tạo tay nghề và cả ý thức của người lao động, mà liên quan là việc quản lý chăm sóc vườn, sản xuất của nhà máy. Điều này giải thích vì sao mức độ cơ giới hóa trong phát triển mắc-ca tại Nam Phi rất cao, thay vì dựa vào lợi thế chi phí nhân công thấp.
Có lãi mới làm
Khảo sát các mô hình tại Nelspruit và thung lũng Barberton, chi phí đầu tư trồng mắc-ca bình quân khoảng 6.000 USD/ha. Phần lớn tập trung cho tưới tiêu, cải tạo đất và cơ giới hóa. Trong khi chi phí nhân công thấp, chi phí giống cũng khá thấp với khoảng 3 - 3,5 USD/cây.
Với quy mô đầu tư đó, sở hữu 110 ha, đang phát triển thêm 50 ha mới, chủ vườn Martin de Kock tại Nelspruit nói: “Phải có lãi mới làm, mới mở rộng thêm. Trong 5 năm tới chúng tôi không lo ngại về vấn đề đầu ra và giá cả”.
Mức giá bình quân bán tại vườn ở khoảng 4 USD/kg tùy loại. Có được mức này, theo các chủ vườn, họ ủy thác cho hiệp hội chuyên trách đàm phán với các nhà máy. Mỗi năm, sản lượng bình quân các vườn đạt từ 4-4,5 tấn/ha, có vườn đạt 6 tấn/ha tùy tuổi cây và giống.
Thông thường, phát triển mắc-ca tại Nam Phi mất 6-7 năm để thu hồi vốn. Mô hình chủ yếu triển khai theo các hộ gia đình lớn của người da trắng, có tiềm lực vốn, quản lý và giám sát trực tiếp, cùng khả năng tích tụ đất đai lớn.
Khoảng chục năm gần đây, cú hích mắc-ca tại Nam Phi là nguồn lực đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ Australia. Cú hích không chỉ về vốn, quan trọng hơn là đi tắt về kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ. Điều này đưa Nam Phi lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu mắc-ca chỉ sau 15 năm, trong khi Australia - quê hương của loại cây này - từng mất tới 40 năm để xây dựng.
Theo GS. Hoàng Hòe, người đã hàng chục năm nghiên cứu và mong muốn phát triển mắc-ca tại Việt Nam, Nam Phi không ăn may khi có tốc độ phát triển nhanh chóng đó.
“Họ đã nhìn thấy tiềm năng thị trường, giá trị kinh tế của cây mắc-ca từ chục năm trước để tập trung làm. Nên thành quả hiện nay của họ không có gì là đáng bất ngờ”, GS. Hòe nói.
Nhưng, dường như có sự bất ngờ khi tại một quốc gia hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng như Nam Phi lại đạt được giá trị trên. Vậy, các quốc gia khác hoàn toàn có thể làm được, không riêng gì Việt Nam, và vì sao nhiều nước chưa hoặc không làm?
GS. Hòe phân tích: “Nhiều quốc gia như Nam Phi không thuận lợi về khí hậu thổ nhưỡng những vẫn trồng được và làm được, vì họ đầu tư nhiều cho cải tạo tự nhiên, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ”.
“Vấn đề đáng quan tâm hơn là vì sao phải đầu tư nhiều hơn như vậy mà vẫn có lãi với mắc-ca. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế khí hậu thổ nhưỡng, lợi thế thực sự về chi phí nhân công, thì chi phí đầu tư sẽ thấp hơn, hiệu quả, năng suất và chất lượng nếu làm bài bản sẽ cao hơn”, GS. Hòe lập luận.
Trong khi đó, ông Lê Văn Liền, Giám đốc dự án phát triển mắc-ca Lâm Đồng, lý giải thêm ở khía cạnh khác: “Các nước phát triển, với chi phí đất đai và nhân công cao, cùng với đặc thù thu hồi vốn dài, họ ưu tiên hướng chế biến và thương mại để có giá trị gia tăng cao hơn, thay vì trực tiếp trồng và mở rộng diện tích”.
Còn theo nhìn nhận của bà Lynne Ziehlke, Trưởng ban Phát triển thị trường của Hiệp hội Mắc-ca Australia, hiện nhiều quốc gia chưa biết đến hoặc vẫn còn hoài nghi về giá trị của loại cây này, nên chưa nhập cuộc.
“Nhiều người, như ở Việt Nam chẳng hạn, có tâm lý hoài nghi, không dám làm. Họ chờ xem ai đó làm ra sao cái đã. Mắc-ca khó phát triển tại những nơi mà tâm lý luôn hoài nghi như vậy”, bà Lynne Ziehlke nói.
Nguồn: vneconomy.vn (13/08/2015)
Lượt đọc: 256