Hiệp hội Mắc ca Việt Nam: 10 năm tới, mắc ca có thể mang về 1 tỷ USD

Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định, trong vòng 10 năm tới, “cây tỷ đô” mắc ca sẽ đem về cho Việt Nam doanh thu khoảng 1 tỷ USD/năm. Hiệp hội hứa hẹn bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong vòng 10 năm đầu, phía LienVietPostBank sẽ hỗ trợ vốn.

Sáng 17/7, tại TP. Kon Tum, Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum phối hợp Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức hội thảo "Tiềm năng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Kon Tum". 

Ông Võ Duẩn - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam chia sẻ: Mắc ca là cây dễ trồng và sinh trưởng nhanh ở nhiều vùng của Việt Nam, phù hợp nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc. Mắc ca có thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhu cầu cao trên thế giới. 

Theo Hiệp hội Hạt quả khô thế giới (INC), đến năm 2030, nguồn cung mắc ca chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Hiện nay, diện tích trồng mắc ca cả nước xấp xỉ 20.000 ha, có thể trồng xen vào vườn cà phê, ca cao. Thực trạng hiện nay, cây giống mắc ca có chất lượng tốt đang rất thiếu.

 

Cây mắc ca trồng tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum). Ảnh: K.T.T.N  

 

10 năm tới, mắc ca có thể mang về 1 tỷ USD - Ảnh 2.
 

Mắc ca được ví là "nữ hoàng quả khô" có thể mang về 1 tỷ USD trong 10 năm tới 

Tại Kon Tum, cây mắc ca được đưa về trồng từ năm 2012. Đến nay, tổng diện tích cây mắc ca đạt khoảng 350ha, trong đó trồng thuần khoảng 250 ha và trồng xen canh khoảng 100 ha.

Theo ông Duẩn, mục tiêu của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam là trong 10 năm tới Việt Nam đạt doanh thu về mắc ca 1 tỷ USD/năm. Trong thời gian 10 năm đầu, Hiệp hội bao tiêu sản phẩm cho người trồng và được LienVietPostBank hỗ trợ vốn vay.

Để phát triển cây mắc ca có hiệu quả cần phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về mắc ca. Đồng thời nghiên cứu và áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Thực hiện tốt việc quy hoạch để có định hướng phát triển ổn định, lâu dài trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Cần xây dựng một thương hiệu mắc ca Việt Nam mạnh để tiêu thụ được nhiều sản phẩm với giá bán cao.

Tại Kon Tum, cây mắc ca được đưa về trồng từ năm 2012. Đến nay, tổng diện tích cây mắc ca đạt khoảng 350 ha, trong đó trồng thuần khoảng 250 ha và trồng xen canh khoảng 100ha. Diện tích trồng trên địa bàn được phân thành 2 khu vực: Tây Trường Sơn có 60 ha, năng suất 3-5kg quả khô/cây; vùng huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi và Kon Rẫy có 222 ha, năng suất 20-30kg quả khô/cây. Giá bán trung bình 100.000 - 150.000/kg quả khô.

Ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum nhận định, tỉnh có tiềm năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng diện tích cây mắc ca. Ngành nông nghiệp tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ NNPTNT bổ sung vào quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 - Tiềm năng phát triển đến năm 2025, mở rộng diện tích trên địa bàn lên 1.000 ha. Qua đó xây dựng chuỗi liên kết từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hạt mắc ca. 

Nguồn: GiaLai Online (18/07/2020)

 

Lượt đọc: 871

Tin tức tiếp theo

Việt Nam sở hữu loại hạt đắt nhất thế giới mà toàn cầu đang ‘thèm khát’: Trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều săn đón
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, chế biến mắc ca
Đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững
"Vua mắc ca Tây Nguyên" với thương hiệu HQO
“Canh bạc”… mắc ca