Bộ trưởng Trần Đại Quang: Đưa mắc-ca thành cây chiến lược
Là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra định hướng phát triển mắc-ca tại khu vực này.
“Với cơ sở khoa học, thực tiễn trồng thử nghiệm, nhu cầu trong nước và trên thế giới về hạt mắc-ca, chúng ta đi đến thống nhất về định hướng đưa mắc-ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, nhằm phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Nguyên”.
Đó là phát biểu của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tại hội thảo về phát triển cây mắc-ca tại khu vực Tây Nguyên, diễn ra ở Đà Lạt sáng 7/2, do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì.
Nhấn mạnh Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển, Bộ trưởng nhắc lại một kết luận năm 2011 của Bộ Chính trị, trong đó đề cập “chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu và có tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”.
Tây Nguyên hiện có cây cà phê là chủ lực, nhưng phần lớn đã già cỗi, đang đứng trước yêu cầu tái canh.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng, mắc-ca là loại cây lâm-công nghiệp, có tuổi thọ kinh tế đến 40-60 năm. Và sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy, vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có điều kiện sinh thái phù hợp để cây mắc-ca sinh trưởng, cho năng suất cao.
“Có thể khẳng định lợi thế của cây mắc-ca tại Tây Nguyên là rất lớn, khi vừa có thể trồng xen với cà phê, chè, vừa có thể trồng tập trung thành rừng công nghiệp. Đồng thời, một số mô hình trồng mắc-ca xen cà phê được người dân đánh giá cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây cà phê, do mắc-ca chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện chưa phát hiện sâu bệnh gây hại”, ông nói.
Là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng sớm đề xuất Chính phủ bổ sung mắc-ca là cây công nghiệp chiến lược mới. Đồng thời, ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích trồng, tiêu thụ sản phẩm của loại cây này.
Ông cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy nhanh xây dựng một chương trình quốc gia về phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với các địa phương có tiềm năng như các tỉnh Tây Nguyên, chú trọng trồng và sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và tận thu sản phẩm từ mắc-ca.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và sớm ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến mắc-ca, cũng như tiến hành xúc tiến thương mại cho sản phẩm mắc-ca Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho phát triển mắc-ca, khuyến khích hệ thống ngân hàng thương mại đồng hành cùng ngân hàng LienVietPostBank gỡ khó về vốn cho các hộ nông dân trồng mắc-ca.
Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được Bộ trưởng “đặt hàng” tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chọn giống, trồng và chế biến sản phẩm mắc-ca.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, cấp ủy và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai phát triển mắc-ca trên địa bàn.
“Tiến tới, mắc-ca phải trở thành sản phẩm quốc gia, đưa Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ mắc-ca, mà còn sớm trở thành một trong những cường quốc mắc-ca trên thế giới”, ông nói.
Đó là phát biểu của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tại hội thảo về phát triển cây mắc-ca tại khu vực Tây Nguyên, diễn ra ở Đà Lạt sáng 7/2, do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì.
Nhấn mạnh Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển, Bộ trưởng nhắc lại một kết luận năm 2011 của Bộ Chính trị, trong đó đề cập “chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu và có tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”.
Tây Nguyên hiện có cây cà phê là chủ lực, nhưng phần lớn đã già cỗi, đang đứng trước yêu cầu tái canh.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng, mắc-ca là loại cây lâm-công nghiệp, có tuổi thọ kinh tế đến 40-60 năm. Và sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy, vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có điều kiện sinh thái phù hợp để cây mắc-ca sinh trưởng, cho năng suất cao.
“Có thể khẳng định lợi thế của cây mắc-ca tại Tây Nguyên là rất lớn, khi vừa có thể trồng xen với cà phê, chè, vừa có thể trồng tập trung thành rừng công nghiệp. Đồng thời, một số mô hình trồng mắc-ca xen cà phê được người dân đánh giá cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây cà phê, do mắc-ca chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện chưa phát hiện sâu bệnh gây hại”, ông nói.
Là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng sớm đề xuất Chính phủ bổ sung mắc-ca là cây công nghiệp chiến lược mới. Đồng thời, ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích trồng, tiêu thụ sản phẩm của loại cây này.
Ông cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy nhanh xây dựng một chương trình quốc gia về phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với các địa phương có tiềm năng như các tỉnh Tây Nguyên, chú trọng trồng và sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và tận thu sản phẩm từ mắc-ca.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và sớm ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến mắc-ca, cũng như tiến hành xúc tiến thương mại cho sản phẩm mắc-ca Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho phát triển mắc-ca, khuyến khích hệ thống ngân hàng thương mại đồng hành cùng ngân hàng LienVietPostBank gỡ khó về vốn cho các hộ nông dân trồng mắc-ca.
Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được Bộ trưởng “đặt hàng” tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chọn giống, trồng và chế biến sản phẩm mắc-ca.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, cấp ủy và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai phát triển mắc-ca trên địa bàn.
“Tiến tới, mắc-ca phải trở thành sản phẩm quốc gia, đưa Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ mắc-ca, mà còn sớm trở thành một trong những cường quốc mắc-ca trên thế giới”, ông nói.
Nguồn: vneconomy.vn (07/2/2016)
Lượt đọc: 243